Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu thành ngữ Ăn chậm nhai kỹ

Giải thích câu thành ngữ Ăn chậm nhai kỹ

Giải thích câu thành ngữ Ăn chậm nhai kỹ

Bài làm

Từ xa xưa, ca dao tục ngữ vốn gắn liền sâu sắc với đời sống con người, và thành ngữ “Ăn chậm nhai kỹ” cũng là một trong số đó. Không biết rõ nó đã ra đời từ lúc nào, nhưng từ khi tôi còn bé, bố mẹ đã dặn cần biết “ăn chậm nhai kỹ”, nó như thể một nhắc nhở gắn liền với bản thân tôi cho đến bây giờ vậy. Đây là câu nói khuyên con người ta cần biết ăn uống một cách cẩn thận, không nên ăn quá nhanh để dễ bị nghẹn, biết nhai kỹ thức ăn để có thể tiêu hoá một cách tốt nhất. Câu nói này không chỉ đưa ra lời khuyên để con người đảm bảo về sức khoẻ mà còn khuyên nhủ con người ta về tác phong trong lịch sự trong ăn uống. Tại sao cần “ăn chậm nhai kỹ”. Trước hết, điều đó sẽ thể hiện bạn là một người có phép lịch sự tối thiểu, tôn trọng người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi trong cùng mâm cơm. Ở chốn đông người, ta không thể cứ ăn uống một cách vồ vập, nhanh nhảu, ăn hết phần , làm ảnh hưởng đến người khác, phải biết “ăn trông nồi”, giữ cho mình một tác phong nhẹ nhàng, phù hợp với không khí xung quanh. Bên cạnh đó, ăn uống cũng cần ăn một cách từ tốn, chậm rãi, nhai kỹ càng, điều đó sẽ có lợi cho sức khoẻ, cho hệ tiêu hoá, tránh được việc bị nghẹn hay các ảnh hưởng không tốt đến cơ thể dù cho món ăn bạn có yêu thích đến đâu hay nó ngon đến mức nào. “Ăn chậm nhai kỹ” là một tác phong, một lời khuyên mà mỗi chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện. Nó cũng sẽ giúp bạn rèn luyện được sự kiên nhẫn, không vội vàng trong mọi việc, luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Một con người lịch sự sẽ luôn nhận được thiện cảm của mọi người xung quanh, còn một kẻ bất lịch sự sẽ thường nhận những ánh nhìn không mấy tốt đẹp. Đây là kỹ năng sống mà mỗi người, từ khi còn là một đứa trẻ đều cần được giáo dục và dạy bảo, từ đó sẽ tạo được một nếp sống tốt cả về sức khoẻ và tác phong. Những người không có kỹ năng sống tối thiểu này sẽ luôn bị đánh giá là vô ý thức, vô văn hoá, khiếm nhã, sẽ không một ai muốn gặp gỡ hay trò chuyện với một người mà ngay cả phép lịch sự tối thiểu cũng không có. Câu thành ngữ của ông cha ta dù là vào thời điểm nào, trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, nó vẫn luôn đầy tính đúng đắn và hợp lý lẽ. “Ăn chậm nhai kỹ” là một bí kíp, một cẩm nang sống hữu ích cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xã hội.

Check Also

cap nhat nhan744e7b 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *