Đáp án đề 22 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5
Hướng dẫn
Kể lại kỉ niệm gắn với đồ vật yêu thích
1. Các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong từng câu là:
– Câu a: Dùng cặp quan hệ từ vì… nên…
– Câu b: Dùng quan hệ từ vì để nối hai vế câu.
– Câu c: Dùng cặp quan hệ từ nếu… thì…
– Câu d: Dùng cặp quan hệ từ không những… mà…
Trên cơ sở đó, em xác định các vế câu trong từng câu ghép.
2. – Nghĩa a thích hợp với quan hệ từ nhờ.
– Nghĩa b thích hợp với quan hệ từ
– Nghĩa c thích hợp với quan hệ từ tại.
3. Gợi ý:
– Những hình ảnh thể hiện niềm vui của xóm nhỏ khi bộ đội về: mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau, mẹ già bịn rịn áo nâu. (Niềm vui của mẹ già khi đón bộ đội về thật khó nói nên lòi, chỉ dồn nén trong lòng mà không biểu lộ ra bên ngoài.)
– Các anh bộ đội được mọi người mừng rỡ đón chào như vậy vì: các anh đi chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để đem lại cuộc sông tự do hạnh phúc cho mọi ngưòi ; các anh là con em của nhân dân, luôn gần gũi giúp đỡ mọi người với tình cảm yêu thương đẹp đẽ,…
4.
1. Xác định yêu cầu: Kể lại một kỉ niệm gắn với đồ vật (hoặc con vật, cây cối) mà em rất gần gũi, yêu thích.
Chú ý: Viết đúng loại bài văn kê chuyện đã học ở lớp 4. Nội dung cần nêu bật một kỉ niệm của em gắn với đồ vật (VD: chiếc áo, cái cặp sách, cái bàn học, căn nhà,…) hoặc con vật (VD: chó, mèo, trâu, bò, ngựa, chim, cá,…), cây cối (VD: cây đa, cây bàng, cây mít, cây sầu riêng, cây hoa hồng,…) ; bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của bản thân đôi với sự vật, con người liên quan đến kỉ niệm.
2. Tìm ý, lập dàn bài:
a) Mở bài (Mở đầu – giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật, sự việc trước khi xảy ra câu chuyện – theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp)
– Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Liên quan đến ngươi, sự vật nào?…
– Hoặc: Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì?…
b)Thân bài (Diễn biến – kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc).
– Sự việc mở đầu câu chuyện là gì?
– Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lượt ra sao? (Kể rõ quá trình diễn ra kỉ niệm gắn với đồ vật hay con vật, cây cối cụ thể – chú ý những nét tiêu biểu.)
– Sự việc kết thúc thế nào?
c) Kết bài (Kết thúc -nêu cảm nghĩ về câu chuyện đã kể – theo cách mở rộng hoặc không mở rộng)
– Kỉ niệm đó làm thay đổi điều gì trong cuộc sống của em
– Hoặc: Kỉ niệm diễn ra đã để lại cho em ấn tượng gì sâu sắc?
3. Tham khảo:
* Kỉ niệm vê người bô (gắn với chiếc áo)
Năm ấy, tôi sáu tuổi. Đất nước cần người đi chiến đấu, bố tôi xung phong lên đường nhập ngũ. Trước khi đi, bố mua cho tôi một chiếc áo hoa. Chiếc áo hoa này màu đỏ, lại vừa dài vừa rộng. Tôi mặc không vừa. Bô bảo: “Cứ để đó cho con, rồi lớn lên sẽ vừa thôi!” Thế là bô tôi ra đi. Tôi ở nhà và đi học. Cái áo tuy rộng nhưng tôi cứ mặc. Người tôi lùng thùng trong chiếc áo làm ai cũng cười. Rồi một hôm có tin sét đánh: Bố tôi hi sinh. Cả nhà lặng người, rồi ai cũng khóc. Còn tôi, tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi chỉ biết rằng từ đây, tôi không còn bố nữa, tôi đã mất bố mãi mãi. Bô sẽ không bế tôi, không cười với tôi, không đưa tôi đi chơi phô vào những buổi chiều,… Thế đó! Từ đấy, tôi càng yêu quý chiếc áo hơn xưa. Đi đâu, tôi cũng mặc nó, cả đến khi ngủ tôi cũng ôm lấy nó như muốn tìm lấy chút hơi ấm của người bố thân yêu,…
(Theo Nguyễn Thị Bích Ngà)
* Kỉ niệm vê bà ngoại (gắn với chiếc áo)
Hồi đó, tôi mới học lớp 3, ngây thơ và dại dột lắm. Năm ấy làng tôi bị mất mùa. Lúa ngô được hạt nào thì nộp khoán sản lượng cho xã sạch sành sanh. Dạo đó lại đúng vào dịp Tết. Nhà tôi đã túng lại càng túng hơn. Mẹ tôi không may sắm cho ai cả, phải mặc đồ cũ. Bỗng một niềm vui sướng đến với tôi. Mẹ nhận được bức thư của bà ngoại gửi ra, kèm theo tấm áo mà bà đã dành dụm tiền để may tặng tôi. Tôi vui mừng khôn xiết, ngày nào cũng tung tăng chạy đi khoe với họ hàng. Thật thà mà nói, không đứa bạn nào có chiếc áo đẹp như tôi. Ai sang lắm cũng chỉ được một bộ đồ vải đen. Bọn trẻ trong xóm nhìn tôi với vẻ thèm thuồng. Đùng cái, một tin dữ ập đến với tôi: bà ngoại mất. Tôi khóc đến mấy ngày, ai dỗ củng không chịu nín. Mỗi khi nhớ đến bà, tôi lại đem áo ra mặc, coi đó là một kỉ vật thiêng liêng nhất của bà để lại,…
(Theo Lê Thị Thuỳ Nhung)
Xem thêm Đề 22 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây
Theo Dethihay.com