Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam xưa nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam xưa nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam xưa nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn

Hướng dẫn

Trải qua bốn ngàn năm văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học kinh nghiệm có giá trị về cuộc sống. Trong những bài học ấy, cha ông luôn nhắn nhủ thế hệ mai sau phải giữ trọn đạo đức, nghĩa tình, thủy chung, son sắt. Đó là truyền thống tốt đẹp được củ thể bằng nhưng câu tục ngữ quen thuộc, đời thường: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Thật vậy, nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn xem trọng sự thủy chung và nghĩa tình trong cách sống. Hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn được ông bà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo và khuyên răn con cháu.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nếu hiểu theo nghĩa đen chính là khi chúng ta được hưởng cây trái ngọt lành, ta cần nhớ đến công lao chăm bón, tưới tiêu của người nông dân “đắp đập, be bờ trồng cây” để ta hái trái. Thông qua hình ảnh ẩn dụ người ăn quả – kẻ trồng cây, ông cha muốn nhắn nhủ một bài học về cuộc sống đó là khi ta hưởng thụ thành quả không phải của mình, ta phải luôn biết trân trọng và tìm cách báo đáp công lao của người ấy. Đó là một bài học lớn về nhân cách con người, về đạo lí làm người trong cuộc sống.

Xem thêm:  Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em

Cũng tương tự như câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” cũng gián tiếp ám chỉ con người phải nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về truyền thống dựng xây để báo đáp những người đã truyền cho ta sự sống.

Trên mảnh đấy hình chữ S này, đã có biết bao máu xương của biết bao thế hệ anh hùng ngã xuống hiến dâng tuổi thanh xuân cho màu xanh hòa bình tươi đẹp. Đó là những vị vua Hùng dày công gây dựng đất nước từ thuở Văn Lang, Âu Lạc, là những chiến sĩ vô danh ngã xuống trong trận chiến với quân đội Trung Hoa trên dòng sông Bạch Đằng, là những anh hùng từ bỏ quê hương lên đường ra trận, giải phóng đất nước khỏi sự nô dịch của đế quốc thực dân… Làm sao kể hết được những anh hùng như thế, làm sao kể hết được những công lao to lớn ấy.

Lời Bác dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữa lấy nước” đã in hằn vào trái tim của tất cả mọi người. Nên mỗi dịp Quốc giỗ Hùng Vương, con dân trăm họ đều đổ về Phú Thọ nơi đất Tổ linh thiêng, trước là tạ ơn sau là khẳng định tinh thần nồng nàn nước:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Xã hội ngày nay đã không ngừng tiếp thu và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy. Những đó hoa tươi thắm cùng những lời chúc từ đáy lòng gửi tặng đến thầy cô giáo nhân dịp 20/11 chính là biểu hiện rõ ràng cho lòng biết ơn vô hạn mà học sinh dành cho những người lái đó cần mẫn. Những món quà động viên, lời hỏi thăm chân tình gửi đến gia đình chính sách, gia đình mẹ Việt nam Anh hùng trong các dịp 27/7, 22/12 chính là sự biết ơn chân thành mà xã hội gửi đến những anh hùng, liệt sĩ.

Xem thêm:  Phát biểu cảm ngĩ của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người

Sự biết ơn đó còn được thể hiện trong tình cảm gia đình. Con cháu quý trọng công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Anh chị em trong gia đình biết trân trọng, quý mến và yêu thương nhau. Không chỉ vậy, ta còn cần phải biết quý trọng công lao của những người dân lao động:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo dai một hạt, đắng cay muôn phần”

Từ đó sống sống tiết kiệm, không phung phí, sống có trách nhiệm, sống chan hòa tình cảm, yêu thương quý trọng mọi người.

Hai câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại cô đúc, kết tinh bài học quan trọng về đạo lí làm người. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy để thế hệ mai sau sẽ tự hào tiếp bước, phát huy tinh thần, nhân cách, phẩm chất và đạo đức của con người Việt Nam.

Check Also

7194 1494911290054 1015 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *