Cảm nghĩ của em sau khi đọc Hồi trống cổ thành
Hướng dẫn
"Tam quốc diễn nghĩa " kể lại cuộc phân tranh trong vòng 97 năm giữa 3 tập đoàn phong kiến: Ngụy (Tào Tháo), Thục (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền).
– Từ hồi 1 đến hồi 14 (năm 184 – 190) cuộc khởi nghĩa nông dân “Khăn Vàng”. Đổng Trác thâu tóm quyền hành. Vương Doãn dùng mĩ nhân kếdiệt Đổng Trác.
– Từ hồi 15 đến hồi 50 (190 – 208): Viên Thiệu xưng hùng rồi đại bại. Tào Tháo tiêu diệt sạch các tập đoàn phương Bắc, làm chủ Trung nguyên. Lưu Bị đã có binh hùng tướng mạnh nhưng chưa có lãnh địa. Tào Tháo đại bại ở Xích Bích. Lưu Bị được đất Kinh Châu. Thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô hình thành.
– Từ hồi 51 đến hết (208 – 280) Tào Tháo có binh hùng tướng mạnh, lúc đánh Ngô, lúc tiến công Thục, lúc thế trận giằng co thì Tào Tháo chết. Con là Tào Phi lên thay, phế vua Hán, lập ra nhà Ngụy, quyền hành rơi dần vào tay thừa tướng Tư Mã Ý.
Lưu Bị có mưu sĩ Khổng Minh, có ngũ hổ tướng, thế lực ngày một mạnh. Lưu Bị lên ngôi vua. Quan Vũ bị Đông Ngô giết. Trương Phi cất quân đi đánh báo thù cho anh mà bị hại. Lưu Bị thảm bại vì hỏa công của Đông Ngô rồi ốm chết. Con là Lưu Thiện nối ngôi. Khổng Minh "thất cầm Mạnh Hoạch ”, “lục xuất Kì Sơn ”, sự nghiệp đang dở dang thì ốm chết. Thục suy vong dần. Năm 263, tướng Ngụy là Đặng Ngải diệt Thục, Lưu Thiện đầu hàng. Nhà Ngô có địa thế Giang Đông hiểm yếu, có binh hùng tướng mạnh, lấy thủ làm công, nhiều lần đánh bại Ngụy, Thục. Sau khi Tôn Quyền chết, Tôn Hạo lên thay, thế yếu dần. Năm 729, Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý) kéo đại binh đánh Đông Ngô, Tôn Hạo đầu hàng. Tư Mã Viêm phế Ngụy đế, lập ra nhà Tấn, thống nhất Trung Quốc.
Tóm tắt “Hồi trống Cổ thành” (Trích hồi 28 – “Tam quốc diễn nghĩa”)
Bài làm
Biết tin anh là Lưu Bị ởHà Bắc trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ đưa 2 chị (vợ của Lưu Bị) đi tìm anh. Tào Tháo tránh không tiếp Quan Vũ đến từ biệt vì muốn lưu giữ Quan Vũ để dùng. Tháo không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không cho tướng đuổi bắt. Các tướng vẫn không cho Quan Vũ qua ải, Quan Vũ phải mở đường máu mà đi.
– Qua ải Đông Lĩnh chém Khổng Tử
– Đến ải Lạc Dươngchém Hán Phúc vù Mạnh Thầu.
– Qua Nghi Thủy giết Biện Hỷ.
– Vượt ái Huỳnh Dươngchém VươngThực.
– Đến bờ HoàngHàgiết Tân Kì.
Đến Cổ thành, Quan Vũ ngỡ là gặp được em xiết bao vui mừng, ai ngờ Trương Phi “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Bất ngờ, Sái Dương lại kéo quân đến bắt Quan Vũ. Phi càng nghi ngờ… Chí đến lúc đầu Sái Dương bị Quan Vũ chém đứt, Phi mới đánh được hồi trống, Phi mới nguôi giận dần. Và chỉsau khi nghe tên lính kể đầu đuôi mọi chuyện… Phi mới tin, “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”.
Cảm nghĩ của em sau khi đọc “Hồi trống cổ thành ” (Trích hồi 28 – "Tam quốc diễn nghĩa”)
Bài làm
“Hồi trống Cổ thành " trong “Tam quốc diễn nghĩa” cứ rung động mãi hồn người. Hình ảnh Trương Phi, quan Vân Trường, những tấm lòng trung nghĩa sắt son, tình huynh đệ vườn đào thắm thiết đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc mấy thế kỉ nay.
Trương Phi là người anh hùng trong thời loạn đề cao trung nghĩa: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”. Trong suy nghĩ của Trương Phi thì Quan Công đã hàng Tào, "được phong hầu tử tước”, đã “bội nghĩa”, đến cổ thành là đểlập mưu bắt Phi! Nên phủi đâm chết: “Phen này tao quyết liều sống chết với mày!” "Xin hai chị cứ thong thả, để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã…”
Trung thực, nóng nảy, quyết liệt. Nghe Tôn Càn vào báo tin hai chị và Quan Vũ đến, mời Phi ra đón. Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc”. Hành động dữ dội, sôi sục “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Mạt sát Quan Công: “Mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa”.
Ai phân trần khuyên bảo cũng không nghe. Chí có một điều kiện "xong3 hồi trốngphải chém đầu tướngTào" để làm tin. Đầu Sái Dương rụng, tên lính nói rõ mọi chuyện thì Phi mới tin: "Rỏ nước mắt khóc, sụp lạy Vân Trường”. Phục thiện và biết điều.
Tóm lại, tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: Cươngtrực, thẳng thắn, quyết liệt, trongsáng và trungnghĩa.
Quan Vũ là một hổ tướng: Tuyệt dũng và tuyệt nghĩa. Vượt qua nguy hiểm để tìm anh, quá ngũ quan trảm lục tướng.
“Hồi trống Cổ thành ” hấp dẫn bởi tình huống đầy kịch tính.
Tình huống 1: Trương Phi ngỡ là Quan Công đến lừa bắt mình nộp Tào Tháo. Phi phải giết Quan Công. Tình huống 2: Sái Dương mang quân đến hỏi tội Quan Công… Phi ngỡ là âm mưu của Quan Công. Tình huống 3: Trương Phi đánh 3 hồi trống thì Quan Công phải chém chết tướng Tào. Đầu Sái Dương bị Quan Công chém lăn dưới đất, Trương Phi chí vừa đánh xong một hồi trống. Mâu thuẫn được giải quyết, Phi khóc, thụp lạy Vân Trường.
Nhân vật được mô tả bằng hành động; các tình tiết diễn biến nhanh, đầy xung đột nên rất hấp dẫn.
Tóm lại, tiếng trống cổ thành vang lên là đầu giặc bị chém rụng xuống đất để người anh hùng minh oan bằng tài năng.Đó là tiếng trống của sự hội ngộ đẩy tình nghĩa, của lòng trung thực, của khí phách người anh hùng. Cũng là tiếng trống thúc quân, tiếng trống thắng trận tưng bừng giòn giã…
Tóm tắt chuyện “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” (Trích hồi 21 – "Tam quốc diễn nghĩa”)
Bài làm
Lúc bấy giờ, ba anh em Lưu, Quan, Trương đang nương náu trên đất Tào. Lưu Bị sợ Tào Tháo nghi mình mưu đồ nên đã bày ra chuyện làm vườn cho Tháo khỏi ngờ. Một hôm Quan Trường, Trương Phi đi chơi vắng, Lưu Bị đang lom khom tưới rau, bỗng thấy Hứa Chử và Trương Liêu dẫn vài chục người đến mời sứ quân đến ngay phủ. Lưu Bị giật mình hỏi là việc gì khẩn cấp thế rồi đi ngay.
Tào Tháo cười, hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị sợ tái mặt. Tháo cầm tay dắt Lưu Bị vào vườn sau nhà, rồi nói về chuyện “rừng mơ" ngày đi đánh Lưu Tú, dẫn đến chuyện mời Huyền Đức đến thưởng mơ xanh mới hái và uống rượu nấu vừa chín.
Hai người ngồi đối diện ăn uống vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà say, chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến. Tháo và Huyền Đức dựa vào bao lơn ngắm xem vòi rồng lấy nước. Chợt Tháo hỏi sứ quân về chuyện rồng, rồi nói về sự biến hoá của rồng bay, rồng nấp, ví rồng như anh hùng. Tào Tháo hỏi Lưu Bị có bao anh hùng đời nay, xin thử nói cho nghe. Lưu Bị nói mình là người trần mắt thịt biết đâu được anh hùng, nhưng Tào Tháo nói: "Đã đành khôngbiết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ? ”
Lưu Bị lần lượt nêu tên 5 người: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương, và hỏi Tháo: "Có thể cho làanh hùng được chăng? " Tào Tháo vừa nghe, vừa cười nói: “Khôngthể gọilà anh hùng được! Khi nghe Lưu Bị nói ngoài những người ấy ra, không biết ai nữa, thì Tháo nói: "Anh hùng là người trong bụngcó chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm cảvũ trụ, có trí nuốt cả trời đất kia”.
Nghe Lưu Bị hỏi: "Ai có thể xứng đángđược như thế? ” thì Tào Tháo lấy tay trỏ vào Huyền Đức rồi lại trỏ vào mình nói rằng:
– Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉsứ quân và Tháo này mà thôi.
Nghe nói thế, Huyền Đức giật nảy mình, cái thìa, đôi đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất. Một tiếng sét cơn mưa nổ ra. Lúc Bị cúi xuống nhặt thìa và đũa nói tảng rằng: “Gớm thế! Tiếng sét dữ quá!” Tào Tháo cười hỏi Lưu Bị cũng sợ sấm à thì Lưu Bị nói các bậc đức thánh ngày xưa lúc gặp sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt, huống chi là tôi đây sao lại không sợ!
Tào Tháo thấy thế không nghi ngờ gì Huyền Đức nữa.
Cảm nghĩ của em sau khi đọc “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” (Trích hồi 21 – “Tam quốc diễn nghĩa ”)
Bài làm
"Tam quốc diễn nghĩa ” là kiệt tác của La Quán Trung, bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, gồm có 120 hồi. Với tài kể chuyện siêu việt, "Tam quốc diễn nghĩa” cuốn hút người đọc mãi mãi không thôi.
Hồi nào cũng hay, cũng mới lạ, đủ mặt anh hùng và gian hùng: "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”, "Hồi trốngCổthành ”, "Hoa Dung lộ ”, “Trận Xích Bích ”, “Trận Quan Độ ”, “KhổngMinhbảy lần bắt Mạnh Hoạch ”,…
“Tào Tháo uốngrượu luận anh hùng” là một hồi cực kì hấp dẫn và thú vị. Tào Tháo và Lưu Bị cùng đối tửu, cùng luận anh hùng, người thì kín đáo, kẻ thì kiêu hùng, chuyện trò “vui vẻ” hôm nay, nhưng mai kia thì một mất một còn giữa cõi sa trường với trăm vạn hùng binh, hàng nghìn chiến mã, máu chảy thành suối, thây chật thành đồi…
Nói về thế thì lúc bấy giờ ba anh em Lưu, Quan, Trương đang nương nhờ Tào Tháo, khác nào cá nằm trên thớt, vô cùng hiểm nghèo. Nếu lộ tung tích thiên cơ thì cái chết cầm chắc, vì Tào Tháo là một tay đa nghi, quỷ quyệt.
Lưu Bị làm vườn, bề ngoài tựa như vui thú điền viên, nhưng bên trong là để Tào Tháo khỏi ngờ. Với Quan Trường thì việc làm đó của anh mình là không xứng đáng, ví đó là "việc của kẻ tiểu nhân" và khẽ nhắc "sao anh không lưu tâm đến việc lớn thiên hụ Câu nói: "Hai em biết đâu ýanh!” thể hiện đức tính kín đáo, cẩn trọng của Lưu Bị.
Việc Tào Tháo sai Hứa Chử và Trương Liêu – dũng tướng thân cận đến mời Lưu Bị là một tình huống bất ngờ và bất lợi, vì Quan Vũ và Trương Phi thì đi vắng, mời đến dinh Thừa tướng để làm gì, nên Lưu Bị đã "giật mình ” hỏi: “Việc gì khẩn cấp thế, hai ông? Không đi hoặc nấn ná trì hoãn đều không ổn. Lưu Bị phải theo Hứa Chử, Trương Liêu đến dinh yết kiến Thừa tướng.
Lưu Bị “sợtái mặt’’ khi nghe Tào Tháo cười và hỏi về chuyện làm vườn. Khi Tào Tháo "cầm tay… dắt vào sau vườn nhà”, Lưu Bị nói một cách tự nhiên: "Khôngcó việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi.”
Tháo nhắc lại chuyện “rừngmơ" khi trước đi đánh Trương Tú, chuyện nhân có mơ xanh trên cành mai hái xuống và thưởng, có rượu nấu vừa chín, "cho nên mời sứ quân đến tiểu đình uốngrượu.”Cũng là một cách dàn cảnh "rình mồi "…
Cảnh Tào Tháo và Lưu Bị ngồi uống rượu có phải là cảnh "Tri kỉ tương phùngthiên bôi thiểu ”, hay là cảnh “anh hùng tương ngộ đối tửu ”, hay là cảnh con hổ đang sắp vồ mồi? Tào Tháo và Lưu Bị, chủ và khách "ngồi dối diện, ăn uống vui vẻ”. Cả hai đều “đóngkịch " và "thủ vai diễn ” tài tình!
Chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến, nghe quân sĩ nói đến vòi rồng, khi Tào Tháo và Lưu Bị “đangcùngdựa vào bao lơn ngắm xem", thì câu chuyện lại chuyển sang đề tài mới. Không phải vô cớ mà Tào Tháo hỏi Lưu Bị vềsự biến hóa của con rồng. Không phải là chuyện vui, vôcớ. Sâu xa là một điều ám chỉ, một sự thăm dò. Sự biến hoá của con rồng là sự biến hóa của Lưu Bịhay của Tào Tháo?
Tào Tháo vốn là một thi sĩ rất giỏi thơ văn nên khi ông ta nói về sự biến hoá của con rồng thật hay và nhiều ngụ ý:
"Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì hay, lúc thì núp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóngkhi bay ra thì liệngtrongtrời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sông. Nayđang mùa xuân, rồng gặp thời biến hoá, cũngnhư người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồngví như anh hùng trongđời… ”
Tào Tháo là một tay đa mưu túc kế, nên đã chủđộng lái câu chuyện sang một hướng khác rất tự nhiên. Tào Tháo đã đưa Lưu Bị vào tình thế khó xử, khi hỏi: “Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùngđời nay, hẳn đã biết cả, xin thửnói cho nghe.”
Cuộc đối tửu giữa chủ và khách, hay là cuộc đấu trí giữa hai con người đều biết lòng dạ của nhau "muốn nuốt cả trời đất ", hay là hai con hổ đang tạo thế rình mồi. Lưu Bị tự coi mình là “người trần mắt thịt…" khi nghe Tào Tháo hỏi về anh hùng thời nay. Khi Tào Tháo nói: "Huyền Đức khôngnên nhún mình quá!” thì Lưu Bị như phân bua: ''Bi này được nhờ ơn Thừa tướng làm quan trongtriều, anhhùngtrongthiên hạ khôngđược biết”. Khi bị ép "khôngbiết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ? ” thì Lưu Bị mới lần lượt nêu ra tên tuổi 5 người: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Cách nói của Lưu Bị rất tôn kính (gọi họ kèm tước hiệu): gọi Lưu Biểu là Lưu Cảnh Thăng, Tôn Sách là Tôn Bá Phù, gọi Lưu Chương là Lưu Quý Ngọc. Mỗi người được nhắc đến, Lưu Bị đều chỉ ra được sức mạnh và thế lực của từng người.
– Viên Thuật binh lương nhiều ở Hoài Nam.
– Viên Thiệu như con hổ dữ hùng cứ ởKí Châu; bộ hạ có nhiều tay tài giỏi.
– Lưu Biểu nổi tiếng trong 8 kẻ tuấn kiệt, uy danh khắp cả chín châu.
– Tôn Sách sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giang Đông…
– Lưu Quý Ngọc ở ích Châu…
Lưu Bị vừa chí ra cái mạnh của từng người để giới thuyết, vừa sử dụng câu nghi vấn để hỏi lại Tào Tháo như: "Có thể cho là anh hùng được chăng? ”, "có phải là anh hùng không? Chỉ có trường hợp Tôn Bá Phù thì Lưu Bị vừa khẳng định vừa nghi vấn: “Có một người, sức lực đương khoe’, đứngđầu xứ Giang Đông, làTôn Bá Phù, hắn là anh hùng?
Qua cách nói đó, ta thấy Lưu Bị rất khôn khéo, kín đáo, chí nói về cái sức mạnh quá khứ và hiện tại của mỗi người, có vẻ "thật thù" nói lên sự hiểu biết các anh hùng trong thiên hạ, và quan niệm về người anh hùng thời loạn như thế nào. Lưu Bị không hề nhắc đến Tào Tháo chắc có nhiều lí do. Đó là sự khéo léo, khôn ngoan, kín đáo rất mực.
Trái lại, Tào Tháo rất khinh bạc, coi thường, gọi thẳng họ tên, dùng ẩn dụ, chí ra sự bại vong tất yếu hoặc sự tầm thường của từng người mà Lưu Bị đã nêu lên. Tào Tháo lúc thì nói, lúc thì cười nói, và sử dụng toàn câu phủ định.
– Với Viên Thuật thì Tào Tháo khinh ra mặt, coi là "Xươngkhô trong mả,chỉnay mui là ta hắt được.”
– Tào Tháo cho rằng Viên Thiệu “Khôngthể gọilàanh hùngđược! ” vì con người này "nhút nhát, khôngquyết đoán”, rất tầm thường: "thấy lợi nhỏ thì lại quên mình…
– Tào Tháo cho Lưu Biểu “chỉ có hư danhkhôngcó thực tài”.
– Tôn Sách "nhờ danh tiếngcủa bố, không phải anh hùng”.
– Lưu Chương thì bị Tào Tháo coi thường và khinh ra mặt, "… tuy lànhà tôn thất, nhưng chỉlà con chó giữnhà, sao gọi là anh hùngđược?
Việc Tào Tháo uống rượu luận anh hùng khi các nhân vật mà Lưu Bị nêu ra, trong tay có hàng vạn hùng binh và ngựa tốt, có nhiều kiện tướng, đang hùng cứ một phương. Thế nhưng Tào Tháo đã chỉra cái yếu, cái tầm thường, sự bại vong tất yếu của họ. Cái tầm nhìn của Tào Tháo là một tầm nhìn chiến lược, rất sâu sắc, trí tuệ hơn người. Nghĩ về chuyện Tào Tháo luận anh hùng, ta chợt nhớ đến câu nói của Từ Hải trong ‘Truyện Kiều ” của thi hào Nguyễn Du:
"Khen cho con mắt tinh dời,
Anhhùngđoán giữa trần ai mới già".
Khi cái thế chân vạc "Nguỵ – Thục – Ngô" chưa hình thành mà Tào Tháo với mưu cao, chí lớn đã đưa ra những dự báo tài tình.
Quan niệm về anh hùng của Tào Tháo cũng rất sâu sắc: "Anh hùng là người trong bụng cóchí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, cái tri nuốt cử trời đất kia”.
Bốn tiêu chí mà Tào -Tháo nêu ra phải chăng là tự nói về mình? Nếu coi "nhân, trí, dũng" là phẩm chất của người anh hùng thì quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo chưa đầy đủ, nhưng sự thật là với thanh gươm yên ngựa giữa thời Tam quốc loạn lạc, con người này đã giành được chức Thừa tướng, dưới trướng có hàng trăm vạn hùng binh, hàng nghìn kiện tướng đang tung hoành bốn cõi.
Một tình huống đầy kịch tính xảy ra khi Tào Tháo lấy tay trỏ vào Lưu Bị rồi lại trỏ vào mình nói rằng: “Anh hùngtrongthiên hạbây giờchỉ có sứ quân và Tháo này mà thôi”. Câu nói ấy đã làm cho Lưu BỊ “giật nảy mình ” đánh rơi cả thìa và đũa xuống đất. Lưu Bị sợ vì tưởng Tào Tháo đã biết rõ mưu cao chí lớn của mình, biết rõ mình là một con rồng đang ẩn nấp. Tiếng sét cơn mưa nổ ra. Bất ngờ và ngẫu nhiên. Nhờ thế mà Lưu Bị nói như phân trần: "Gớm ghê! Tiếngsét dữquá! Câu trả lời của Lưu Bị như một sự bộc bạch "thật thà ” về sự tầm thường của mình: "Đức Thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũngđổi sắc mặt, huống chi là tôi đây sao lại không sợ”.
Trong cuộc luận anh hùng này, thực chất là cuộc đấu trí giữa Tào Tháo và Lưu Bị. La Quán Trung đã khép lại câu chuyện một cách khá nhanh gọn và hóm hỉnh như hạ màn một vở kịch đặc sắc:
"Huyền Đức đã che đậyđược hết củ việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe Tháo gọi mình là anh hùng.
Tháo thấy thế không nghi ngờ gìHuyền Đức nữa
Trong "Tam quốc diễn nghĩa ", Tào Tháo được mô tả là một tay gian hùng quỷ quyệt. Còn trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo lại được đánh giá khá cao. Trong hồi thứ 21 ‘‘Tam quốc diễn nghĩa ”, ta thấy Tào Tháo rất trân trọng và lịch sự gọi Lưu Bị là Huyền Đức, là sứ quân. Qua việc luận anh hùng, ta thấy Tào Tháo đã dự báo diễn biến thời cuộc lịch sử rất đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng về thời thế, sự thắng bại đó là một Thừa tướng "có chí lớn, cómưu cao, có tài hao trùm cá vũ trụ,có trí nuốt cả trời đất”.
Việc Tào Tháo mời Lưu Bị đến dinh ăn tiệc, uống rượu mơ… đểdò xét. Việc làm ấy là rất tự nhiên đối với những người đang tranh hùng xưng bá giữa thời loạn.
Nhân vật Lưu Bị kín đáo, khôn khéo, tự hạ thấp, tự tầm thường mình… và đã “đóng kịch ” rất giỏi. Nếu không có tiếng sét cơn mưa bất ngờ nổ ra, liệu Lưu Bị có che giấu nổi “thiên cơ” của mình khi đánh rơi thìa đũa?
Nghệ thuật kể chuyện tạo tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại rất sống và linh hoạt đã tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện và khắc họa, tô đậm tính cách của Tào Tháo, Lưu Bị – kì phùng địch thủ ngày mai. Qua đó, ta càng thấy rõ ngòi bút của La Quán Trung thật già dặn, điêu luyện và thâm hậu.
Nguồn: Vietvanhoctro.com