Đề bài: Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Bài làm
Đời người và đời thơ của Thâm Tâm đều ngắn ngủi. Ngày 18.8.1950, nhà thơ mất trên đường hành quân tham gia chiến dịch Cao Bắc Lạng. Năm ấy, ông mới ba mươi tuổi. Còn nếu tính từ năm 1938, khi Thâm Tâm cùng gia đình lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề vẽ tranh, viết văn, làm thơ thì “tuổi nghề” của ông vỏn vẹn chỉ 12 năm.
Đã thế,Thâm Tâm làm thơ ít, số bài thơ bây giờ tập hợp được chỉ độ vài ba chục. Nhưng thơ Thâm Tâm khiến người đời nhớ mãi. Đây là không kể chuyện Thâm Tâm với các bài thơ về hoa ti gôn, màu hoa như tím vỡ, mọc vô vàn trên các bờ giậu nhưng khi có thơ, loài hoa ấy ai cũng phải ngắm nhìn một cách đặc biệt.
Tống biệt hành là bài thơ đặc sắc nhất của Thâm Tâm, cũng là bài thơ Mới có nhiều ý kiến, bình giá khác nhau nhất và cơ hồ chưa phải đã kết thúc.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1940, không biết đích xác là ngày nào. Năm sau, được đưa vào tuyển thơ Thi nhân Việt Nam, với lời bình của Hoài Thanh:
Thơ thất ngôn của bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ, điệu thơ gấp, lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.
Ý kiến của Hoài Thanh thật xác đáng:Tống biệt hành vừa giống thơ cổ vừa không phải thơ cổ đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại. Đó cũng là lí do khiến từ bấy đến nay có biết bao ý kiến khác nhau về Tống biệt hành mà khổ nỗi lại là ý kiến của những người uyên thâm,hoặc có quan hệ gần gũi với tác giả.
Tên bài thơ:
Tên bài thơ không có gì là khó hiểu, rõ ràng đằng khác: tiễn đưa nhau khi li biệt. Chỗ dễ gây khó hiểu duy nhất ở đây là chữ hành. Hành vừa có nghĩa là đi, dời đi, lại có nghĩa là khúc hát, bài ca. Bởi vậy, khi dịch nghĩa tên một số bài thơ Đường, người ta thường giữ nguyên chữ ấy như Trường Can hành (Thôi Hiệu), Lũng Tây hành (Trần Đào)… mặc dù Trường Can, Lũng Tây đều là địa danh. Xa hơn nữa, người ta thấy, hành là thể thơ vốn thịnh hành ở Trung Quốc thời Hán Nguỵ, Lục Triều, có cội nguồn từ trong Nhạc phủ, tức những bài thơ có thể phổ nhạc, nhưng chỉ để dùng trong cung cấm. Do đó, Trường Can hành là một khúc Nhạc phủ, song cũng là tên một bài thơ của Đỗ Phủ. Nội dung hai bài hoàn toàn khác nhau. Khi thoát khỏi cung cấm, thể thơ hành trở nên phóng túng về hình thức để thể hiện rõ tình ý của người viết. Các bài thơ hành đời Đường viết về nhiều đề tài: tình yêu nam nữ, về chiến tranh, loạn lạc, chia li… Thời Đương, các bài thơ hành thường viết theo thể thất ngôn (Tì bà hành – Bạch Cư Dị, Trương Can hành – Lí Bạch), hoặc ngũ ngôn (Trường Can hành –Thôi Hiệu), nhưng cũng có trường hợp dài, ngắn tuỳ ý (Binh xa hành – Đỗ Phủ).
Sau đời Đường, trong văn học các nước phương Đông, thơ hành không thiếu. Ở Việt Nam, có bài khá nổi tiếng như Sở kiến hành của Nguyễn Du. Tuy nhiên,nhìn chung, số lượng vẫn khá ít ối với những bài thơ khác. Bẵng đi thời gian khá dài, ở nước ta những năm cuối của phong trào Thơ mới bỗng xuất hiện nhiều bài hành của các nhà thơ Thâm Tâm (Tống biệt hành, Can trường hành, Vọng nhân hành). Nhiều bài thơ của các ông dù không có chữ hành ở tựa đề nhưng vẫn cùng chung một giọng điệu. Cả ba vốn là bạn bè thân thiết nên có người gọi đây là trường phái thơ hành, bên cạnh các trường phái thơ Loạn,thơ Say,thơ Đạo …thời ấy.
Sau năm 1954, ở miền Nam,cũng có một vài nhà thơ trẻ làm thơ hành như Hoàng Lộc, Duynh Trầm Ca… Thơ của họ, tuy nội dung có khác, nhưng gần gũi với các bậc “tiền bối” ở cái giọng kiêu bạc, khinh đời:
– Chẳng lẽ giận đời đi uống rượu
Mà say chưa chắc đã quên đời
Và chưa chắc ấm sầu xa xứ
Đỏ mặt hoàng hôn cũng hổ người
(Hoàng Lộc)
Rượu cuối năm gió lọt lòng ly
Vọng tiếng hú ma Hời buồn quê cũ
Đêm viễn xứ vang vang pháo nổ
Giao thừa giao thừa hề ta lăn quay
Rượu hết làm sao chết giữa cơn say…
(Đuynh Trầm Ca)
Nói mông lung như vậy đẻ thấy không thể đơn giản khẳng định Tống biệt hành của Thâm Tâm là bài thơ theo thể hành thời trước,bởi nào ai chỉ ra thi pháp của thể thơ ấy như kiểu thơ luật Đường hay văn biền ngẫu …Có giống chãng chỉ là nhà thơ mượn chữ hành thường tỏ ra khá phóng túng,như muốn nói cho bằng hết ý mình,mà đó thường là những điều khó nói,khó được chấp nhận.Ví như bài Lũng Tây hành của Trần Đào là một mặt trái của chuyện đời:
Quên mình, thề giết Hung Nô
Năm ngoái tướng sĩ bụi Hồ vùi thân.
Bên sông Vô Định xương tàn,
Vẫn người trong giấc mộng xuân khuê phòng.
(Trần Trọng San dịch)
Hay Nguyễn Bính, nhà thơ đồng quê nhưng với Hành phương Nam lại tỏ ra khá ngang tàng, kiêu bạc:
Rãy ruồng châu ngọc, thù son phấn
Mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay
Hỡi ơi nhiếp chính mà băm mặt
Giữa chợ ai khóc mà nhân thay
Rõ ràng, thơ hành của Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân là thơ hành của chính các ông, những nhà thơ Mới bởi vậy mới đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.
Chuyện Tống Biệt
Tống biệt là chuyện muôn thuở, đề tài quen thuộc của văn chương. Nhưng với Thâm Tâm,chuyện tống biệt chừng như khác. Đấy không phải là chuyện Lưu Trần và Nguyễn Triệu rời Thiên Thai có Suối tiễn oanh đưa tiễn ngậm ngùi ( Tản Đà -Tống biệt ).Cũng không phải là sự ra đi vì Non sông đã chết thêm nhục,Hiền thánh còn đâu học cũng hoài ( Phan Bội Châu – Lưu biệt xuất dương ),hay ra đi mà lòng hẹn quyết: Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi nan…Non sông ấy chờ ta thêu đặc dệt.Kìa tụ tán chẳng qua là tiêu biểu ( Huỳnh Thúc Kháng-Bài ca lưu biệt ).Người ra đi ở tống biệt hành có phần gần gũi với khách chinh phu trong Tiếng gọi bên sông của Thế Lữ:
Ta đi theo đuổi bước tương lai,
Đẻ lại bên sông kẻ ngậm ngùi
Chí nặng bốn phương trời nước rộng,
Từ nay thêm bận nỗi thương ai.
Những chỉ gần mà không giống. Cách nhau độ năm, mười năm mà đã thế, làm sao bảo li khách có “họ hàng” với chàng Kinh Kha ở nước Yên cả ngàn năm trước?
Ra đi là một mô típ không chỉ trong văn chương mà trước hết là trong đời sống của không ít thanh niên Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Đi đã trở thành nhu cầu.Vì lí do gì ư? Nhiều lắm! Ngay ở một nhà thơ của Hoa niên vẫn không hiếm những câu:
Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chuyến tàu đi đến những ga
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa.
( Tế Hanh -Những ngày nghỉ học )
Vì sao có chuyện kỳ cục ấy? Người trong cuộc giải thích:
Kẻ về không nói bước vương vương…
Thương nhớ lan xa mấy dặm trương.
Lẽo đẽo tôi về theo bước họ
Tâm hồn ngơ ngẩn nhó muôn phương.
Những năm 40 của thế kỷ trước, đi càng trở nên bức bách khi mà bao câu hỏi cứ xoáy mãi trong lòng họ:
Ôi! Ta đã làm chi đời ta?
Ai đã làm chi lòng ta?
……………………………………
Ta đã làm chi đời ta xưa?
Ta đã dùng chi đời ta chưa?
Thiên thu? ngờ sự nghiệp!
Chiều mưa rồi đêm mưa;
Gió lùa gian gác xép,
Đời tàn trong ngõ hẹp.
( Vũ Hoàng Chương – Đời tàn trong ngõ hẹp )
Với các nhà thơ trường phái thơ hành, nỗi đời còn bức bách hơn. Trần Huyền Trân gào thét:
Thế rồi thí bỏ rủi may
Đưa giam cõi bụi, đứa đày rừng sâu
Vai cày chẳng kẻo làm trâu
Giong xe chẳng kẻo tóc râu làm bờm
Nẻo về chật chội áo cơm
Dặm đi lại đông từng cơm lá rừng…
(Độc hành ca )
Đi không đòng nghĩa với sung sướng. Nhưng là sự giải thoát với khỏi thực tại: Kinh thành mây đỏ như son, Cái lồng chật chội giam con chim trời (Trần Huyền Trân-Vô đề). Người đi có phần bất chấp:
Mơ gì Áp tiết thiên văn tự,
Giày cỏ gươm cùn ta đi đây.
(Nguyễn Bính –Hành phương Nam )
Sau này, khi nhiều người thắc mắc về người đi trong bài thơ của mình (cũng là một cuộc ra đi từ trước năm 1945), Nguyễn Đình Thi giải thích: Người ra đi này cũng không phải là tác giả hoặc một người cụ thể -người ấy ra đi,có thể đi làm cách mạng, hoặc vì một lẽ khác, vì một bi kịch riêng… Dù sao đấy cũng là một người bỏ nơi ở, bỏ nơi mình đang quen sống để ra đi, người ấy có nhiều nông nổi, nhiều tâm trạng… (Đỗ Tiến Bảng -Về bài thơ Đất Nước,Văn nghệ,số 53/1994).
Trường hợp Thâm Tâm,trong số những bài thơ ít ỏi trước năm 1945, chuyện ra đi không chỉ nói ở Tống biệt hành. Ở Tráng ca (1994), có Bọn ta một lớp lìa nhà. Ở Can trường hành (1944), có chàng là bậc trẻ không biết sợ… Vợ con thí tất cho thiên hạ… Ta lênh đênh hoài sâu biết mấy! Còn trước đó, vào năm 1940, người ra đi với bao quyết tâm:
Trời hỡi! Mai này tôi phải đi
Thơ này rồi chẳng đọc ai nghe
Đời nhiều nhưng có dăm người bạn
Thì viễn li không có đường về
……………………………………………
Ngày mai ngược gió tôi đi ngược
Ai có quan tâm gọi trở về
Trời hỡi,ngày mai ngày mốt thôi
Ngày mai cay đắng nhất li bôi…
( Ngược gió )
Đến năm 1944, chuyện ra đi lại đặt ra ở một bài thơ mang tên Lưu biệt hẳn hoi mà người đi lại rất cụ thể:
Tiệc này đêm cuối mai chia li
Anh cố lưu tôi có ích gì
………………………………….
Đất trời rộng quá tôi không chịu
Cắm chặt sông đây một cánh bè
……………………………………………
Sáng mai qua bến Ninh Cơ lạnh
Sẽ thấy se lòng trận gió tê
Giọng đàn lưu luyến làm chi nữa
Tôi quyết đi rồi tôi phải đi.
Cách đây không lâu, nhiều người đã tìm các tư liệu khá cụ thể về cuộc chia li và li khách ở bài thơ Tống biệt hành. Rất tiếc, các tư liệu ấy, có độ tin cậy cao (một người bạn thân của Thâm Tâm, một người là nhà văn cùng thời), nhưng lại trái ngược nhau. Tôi đồ rằng, sẽ còn những phát hiện như thế nữa. Song tất cả các phát hiện ấy càng khiến việc tiếp cận bài thơ thêm khó khăn. Giả dụ rằng, không có cuộc chia tay với những con người cụ thể kia thì thế nào vẫn có Tống biệt hành, bởi muốn đi, quyết ra đi thật sự không ai khác là chính nhà thơ Thâm Tâm!
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Chuyện ra đi là thế,nhưng người ta bàn luận nhiều về Tống biệt hành có lẽ vì đây là bài thơ hay nhất của Thâm Tâm.
Bài thơ mở đầu theo lối trực tiếp, như một thông báo, không nhiều lời:
Đưa người, ta không đưa qua sông.
Song, đây lại là câu mở đầu,khiến người ta liên tưởng rất xa. Đây là chuyện Kinh Kha,người nước Tề, thời chiến quốc. Chàng vốn là kiếm khách nổi tiếng. Khi Tần sắp đem quân uy hiếp nước Yên, thái tử Đan nhờ Kinh Kha có làm bài dịch thuỷ (Bài ca sông Dịch),tỏ rõ quyết tâm của mình:
Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn.
(Gió vi vu,sông Dịch lạnh,
Tráng sĩ một đi không trở về).
Việc hành thích Tần vương của Kinh Kha không thành.Chàng bị đam chết giữa cung điện Tần.Nhưng câu chuyện về Khinh Kha thíống mãi trong cuộc đời và văn chương. Đời Đường, Lạc Tần Vương có bài thơ Dịch thuỷ tống biệt nhắc chuyện Kinh Kha với bao cảm khái:
Tích thời nhân dĩ một,
Kim nhật thuỷ do hàn.
(Người xưa đã khuất rồi.
Nước sông còn lạnh buốt).
Tống biệt hành gợi nhớ chuyện Kinh Kha,song lưu ý mọi người đây không phải là chuyện xưa: Đưa người,ta không đưa qua sông.Cuộc đưa tiễn không biết diễn ra tại đâu,nhưng buồn hiu hắt,chất đầy tâm trạng:
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm,không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Dường như ngoại cảnh không liên quan gì tới tâm trạng:không có bờ sông dậy sóng nhưng trong lòng lại nổi phong ba ;buổi chiều bình yên nhưng trong mắt đẫm ánh tà dương!Cách diễn tả thật lạ lùng.Thông thường,người ta hay lấy cảnh vật để tả nỗi lòng,theo kiểu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.Nhà thơ Mới Thâm Tâm thừa biết điều đó, nhưng đã làm theo chiều ngược lại.Trong bức tranh ngược sáng ây, tâm trạng nổi bật hẳn lên,nỗi buồn,sự tê tái mang vóc dáng,hình thù hẳn hoi.
Người ta hay bàn cãi,nỗi buồn của ai đây?Theo lô gíc hình thức, chắc chắn đây là nỗi buồn của người đưa tiễn.Người ấy đang nói, đang kể chuyện rành rành ra đó.Bởi vậy,mới có những câu thơ tiếp theo:
Đưa người,ta chỉ đưa người ấy,
Một gã gia đình, một dửng dưng…
Chẳng lẽ ở trên nói người rađi rất u buồn,liền sau đó lại khẳng định: không,người ấy rất dửng dưng?Từ đầu đến câu thơ này,tất cả đều diễn tả tâm trạng của người đưa tiễn.Nhưng nhân vật trung tâm lại là người ra đi: vì người ấy mà tôi buồn ;vì người ấy mà tôi đau;chỉ có một người ấy thôi!Khổ nỗi,người ấy lại nhất quyết ra đi,không gì có thể cưỡng lại đuợc:
– Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm,mẹ già cũng đừng mong.
Không ai biết lí do nào khiến người phải ra đi.Song, chắc đấy không là lí do đơn giản,bình thường.Việc gì người ta phải đánh đuổi, kể cả nỗi lòng chờ mong của người mẹ thiêng liêng để ra đi, nếu đó không là lí do thật cao cả? Câu thơ vẫn theo điệu kể,nhưng chủ thể lời nói thì chuyển dịch dần từ người đưa tiễn sang người ra đi,từng lời,từng lời,một,thật rắn rỏi, việc ra đi khó lòng thay đổi ý định ở người ra đi:
Ta biết người buồn chiều hôm trước:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị,hai chị, cùng như sen,
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu,tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ, đôi mắt biếc,
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
Chỗ dựa ấy là hoàn cảnh và tâm trạng của li kahchs.Về hoàn cảnh, người ấy có mẹ già và “một chị,hai chị, cùng như sen” mùa hạ. Đông đấy,nhưng vẫn lẻ loi, đơn chiếc.Người ấy có người “em nhỏ thơ ngây, đôi mắt biếc” đang rất nặng tình với mình ( ). Hoàn cảnh và tình cảm sâu nặng như thế,ra đi lòng sao không trĩu nặng. Nhưng tình không lớn bằng nghĩa. Năm 1944, trong bài thơ Lưu biệt, Thâm Tâm thêm một lần nói rõ điều đó:
Đời người say tỉnh được bao dịp
Xin cạn chén rượu để tôi đi
Đau tình không xót bằng đau nghĩa
Tay gầy cũng ném chén vô tri
Mắt xanh cùng gửi ngoài mưa gió
Lòng không cùng sống với cầm thi…
Người ấy vẫn cứ đi.Chỗ dựa đẻ níu kéo hoá ra không cầm giữ được
Vì thế,người trong cuộc,dù biết rất rõ,hiểu rất kỹ nhưng lòng vẫn bàng hoàng, ngơ ngác:
Người đi? Ừ nhỉ,người đi thực!
Mẹ già coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
Khi bàng hoàng, ngơ ngác trước một cuộc chia li thì người ra đi mãi mãi in dấu trong tâm hồn người ở lại và cuộc chia li vẫn như đang diễn ra. Bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm khiến người đời nhớ mãi vì lẽ đó.