Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Bình giảng bài thơ ‘Thăng Long thành hoài cổ’

Bình giảng bài thơ ‘Thăng Long thành hoài cổ’

Lập dàn ý cho đề văn: Bình giảng bài thơ ‘Thăng Long thành hoài cổ’

Hướng dẫn

I. Mở bài:

… Bà còn để lai 6 bài thơ Nôm đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật: ‘Qua Đèo Ngang’, ‘Chiều hôm nhớ nhà’, ‘Thăng Long thành hoài cổ’, ‘Chùa Trấn Bắc’, ‘Chơi đài Khán Xuân Trấn Võ’, ‘Tức cảnh chiều thu’.

Ngôn ngữ thơ trang nhã, điêu luyện, âm điệu du dương, réo rắt, giọng thơ buồn man mác, hoài cổ,… là những nét đặc sắc trong hồn thơ của Bà Huyện Thanh Quan.

Bài thơ nói lên nỗi nhớ xưa thành Thăng Long và nỗi đau buồn về cuộc đời tang thương.

1. Đề:

Như một lời than, nhẹ trách tạo hóa. Hí trường: sân khấu. Tinh sương: Tinh là sao, sương là sương giá. Mấy tinh sương là đã nhiều năn tháng. Ong trời gây chi thế, làm cho cuộc đời luôn biến đổi, chẳng khác gì có các lớp kịch, lớp này tiếp sang lớp khác trên sân khấu. Cho đến nay đã mấy năm thấm thoắt trôi nhanh qua. Ý thơ sâu lắng buồn man mác về cuộc đời bể dâu:

‘Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương’

2.Thực:

Kinh thành xưa – thuở vàng son nay còn đâu nữa? Chỉ còn vẻ hoang tàn:

‘Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương’

Đường bàn cờ dọc ngang, xưa kia xe ngựa của ông hoàng bà chúa đi lại rầm rập… nay chỉ còn lại ‘hồn thu thạo’ – hồn cỏ thu tàn tạ. Lâu đài xưa đổ nát, đã hoàng tàn nay chỉ còn lại cái ‘nền cũ’, vẻ tang thương hiện lên dưới ‘bóng tịch dương’ – bóng mặt trời chiều tối. Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật cái hoang phế, tàn tạ, thương tâm. ‘Lối xưa’ với ‘nền cũ’, ‘xe ngựa’ với ‘Tâu đài’, ‘hồn thu thảo’ với ‘bóng tịch dương’ đăng đối, hòa hợp; nỗi đau buồn tang thương từ cảnh vật đã và đang thấm sâu vào lòng người. Đó là nỗi buồn hoài cổ về kinh thành xưa. ‘

Xem thêm:  Cuộc chạm trám giữa kẻ phản bội và bậc anh hùng – Bình giảng văn 7

3.Luận:

Nỗi đau về cuộc đời tang thương biến đổi như chất chứa dồn nén vào cảnh vật:

‘Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương’

Đá và nước đã được nhân hóa, như hai chứng nhân lịch sử. Như thách thức (trơ gan) cùng năm tháng (tuế nguyệt). Như đau đớn, giận hờn (cau mặt) với sự đổi thay, với dâu bể (tang thương). Nghê thuật chọn từ, phối thanh (bằng trắc), phép đối – được nữ sĩ vận dụng rất điêu luyện. Các triều đại đã nối tiếp nhau hưng phế. Kinh thành xưa, đế đô nghìn năm xưa, nay đã xuống cấp trở thành một tỉnh dưới triều Nguyễn. Với nữ sĩ, ông cha đã mấy đời ăn lộc triều Lê, Thăng Long lại là chốn cũ quê nhà thì nỗi đau buồn không thể nào kể xiết. Đá và nước được nói đến trong phần luận chính là nỗi lòng buồn thương của thi nhân.

4.Kết:

Hai câu kết nói về dòng chảy thời gian và nỗi đoạn trường của Bà Huyện Thanh Quan – nỗi buồn hoài cổ:

‘Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường’

Gương cũ nghĩa bóng là lịch sử, là trang đời. Kim cổ là hiện tại và quá khử. Chuyện lịch sử qua hàng năm như soi vào quá khứ và hiện tại. Nhìn ‘cảnh đấy’ – cảnh Thăng Long tang thương, cảnh ‘sóng lớp phế hưng’ mà ‘người đây’ (nữ sĩ) đau đớn tưởng như đứt ruột (luống đoạn trường). Đó là nỗi đau của một con người, cũng là nỗi buồn của một lớp người khi nhớ về Kinh thành xưa một thời vàng son, hoa lệ.

Xem thêm:  Thuyết minh về trò chơi dân gian

III. Kết bài:

‘Thăng Long thành hoài cổ’được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ tả cảnh ngụ tình. Cảnh thì tang thương. Tình thì hoài cổ với nỗi đau đoạn trường. Có hồn thu thảo, bóng tịch dương, đá và nước… như chứng nhàn lịch sử, san sẻ nỗi đoạn trường với thi nhân.

Thi liệu và từ ngữ chọn lọc tinh tế. Một gam màu nhạt của bóng tịch dương, phủ mờ bài thơ. Âm điệu du dương, réo rắt như một tiếng than mà ta cảm nhận được. Các từ Hán Việt (tạo hóa, hí trường, thấm thoắt, tinh sương, thu thảo, lâu đài, tịch dương, tuế nguyệt, tang thương, kim cổ, đoạn trường…) tạo nên cốt cách trang trọng, cổ kính. Điêu luyện nhất là phép đối, nghệ thuật phối thanh và nhân hóa. Bài thơ mang vẻ đẹp trang nhã và một nỗi buồn hoài cổ thấm thía. ‘Thăng Long thành hoài cổ’ – bài thơ để ta yêu, ta nhớ mãi…

Theo Baivanhay.com

Check Also

truong 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *