Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Bình giảng bài thơ ‘Tuyệt cú’ trong chùm thơ sáu bài của Đỗ Phủ

Bình giảng bài thơ ‘Tuyệt cú’ trong chùm thơ sáu bài của Đỗ Phủ

Bình giảng bài thơ ‘Tuyệt cú’ trong chùm thơ sáu bài của Đỗ Phủ

Hướng dẫn

Phân tích

…. Nếu đặt tên cho bài thơ có thể viết như thế này được chăng: ‘Cảnh mưa rào buổi chiều’, hay ‘Chiều muộn, mưa rào’Khương Hữu Dụng đã dịch rất hay bài thơ theo đúng nguyên điệu của nó:

‘Chân suối mưa rào lướt,

Lưng cây bóng xế lồng.

Oanh vàng gù cách tổ,

Cá trắng nhảy tung rong’.

Đọc bài thơ này, ta có nhiều suy ngẫm. Năm 764, Đỗ Phủ và gia đình đang sống trên một con thuyền nhỏ bé trên sông Tương, ven núi. Cảnh nghèo, tuổi già, tóc bạc, ốm đau thường xuyên. Và chỉ có sáu năm sau nữa thôi, ông đã qua đời trên con thuyền rách nát ấy. Có điều bài thơ, cả bốn câu, câu nào cũng đẹp, đặc biệt câu 1 và câu 4, cảnh vật đầy sức sống. Câu 2, 3 phảng phất một nỗi buồn. Cảm giác chung khi đọc bài thơ, ta thấy hiện lên, thoáng lên một vẻ trầm ngâm, hình như sau khi mưa rào vừa tạnh, Đỗ Phủ ra đứng ở mui thuyền, hay ngồi trong khoang thuyền ngắm cảnh chiều.

Thơ Đường cũng như thơ cổ thường tả ít gợi nhiều. Bài thơ này lại được viết bằng ngũ ngôn nên rất hàm súc. Cảnh và tình, ngôn ngữ và hình ảnh như dồn nén lại. Mỗi câu là một cảnh đẹp đầy chất thơ.

Hai câu đầu đăng đối: ‘Mưa rào’ với ‘ánh tà’, ‘lướt’ với ‘chuyển’, ‘chân suối’ với ‘lưng cây’ đều đối nhau, hô ứng nhau. Sau cơn mưa rào, nước suối ào ào chảy mạnh. Câu thơ không hẻ nói đến âm thanh, nhưng qua từ ‘sảo’ (lướt qua), người đọc không chỉ nhìn thấy nước suối chảy rất mạnh mà còn như nghe thấy nước suối chảy ào ào. Nói về ‘động và tĩnh’ trong thơ Đường, Tuỳ Lý Vương đời Nguyễn có viết: ‘Đổ Tử Mỹ sở dắc cái cực độ của động’. Câu thơ tả cảnh nước suối chảy sau trận mưa rào thể hiện ‘cái cực độ của động’ trong thơ Đỗ Phủ vậy. Câu thứ hai tả ánh chiều tà (tà huy). Chiều đã muộn, ở dưới thuyền nhìn lên, nhìn cao và xa. Mặt trời lúc ấy đã gác núi, vì thế mới có cảnh ‘Lưng cây bóng xế lồng’. Câu thơ chữ Hán không có từ ‘lồng’, đó là dịch thoát. Chữ ‘chuyển’ cũng diễn tả ‘cái động’ của ánh ‘tà huy’ – chiều tà – ánh chiều tà đang chuyển dần xuống chiếu vào lưng cây, thân cây. Ngòi bút miêu tả chính xác, một nét vẽ tinh tế, gợi lên màu vàng nhạt, mờ dần, một không gian bao la êm đềm và thoáng buồn man mác.

Xem thêm:  Em hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Đặc biệt là hình ảnh ‘tà huy’ (ánh chiều tà) rất đẹp mà buồn. Kẻ tha hương, tuổi già, ốm đau, cảnh nhà khó khăn, vợ con nheo nhóc, trước cảnh chiểu tà, cảnh hoàng hôn sao không buồn được? Câu thơ cho thấy: tình chìm trong cảnh, mang tính hàm nghĩa. Tả cảnh là để tả tình, ý tại ngôn ngoại là như thế. Câu thơ của Đỗ Phủ gợi nhớ trong lòng ta bao vần thơ tuyệt bút nói về hoàng hôn, về tà huy:

– ‘Tà huy, tà huy hựu tà huy’(Cổ thi)

– ‘Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng’

(‘Truyện Kiểu’ – Nguyễn Du)

– Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn’…

(‘Chiều hôm nhớ nhà’ – Bà Huyện Thanh Quan)

– ‘Mây hồng ngừng lại sau đèo,

Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi…’

(‘Tiếng sáo Thiên Thai’ – thế Lữ)

Trở về bài thơ của Đỗ Phủ, hai câu 3, 4 đối nhau. Cảnh vật và màu sắc hòa hợp. Thơ giàu chất hội họa. Cái cao cái thấp, sắc trắng, sắc vàng, cá trên sông và chim trên cây. Màu xanh thẫm của cây nổi lên màu vàng tươi của chim hoàng anh.

Màu nước sông xanh trong, màu rêu xanh nhạt điểm tô bởi sắc trắng của cá. Cảnh vật đẹp đầy sức sống hữu tình. Câu thơ dịch rất hay, chất thơ, hồn thơ, ý thơ, hình thơ đều đạt được cả. Đọc lên nghe rất thích:

‘Oanh vàng gù cách tổ,

Cá trắng nhảy tung rong’

Xem thêm:  Phân tich vẻ đẹp của trăng trong 2 bài thơ Nguyên Tiêu và Cảnh Khuya

Có lẽ nơi Đỗ Phủ ở có nhiều chim oanh, loại hoàng li, một loại chim nhỏ rất đẹp, hót tuyệt hay. Trong chùm thơ Tuyệt cú (bốn bài) cũng viết tại Thành Đô năm 764, có câu ‘Lưỡng cá hoàng li minh thúy liễu’, và nhà thơ Tản Đà đã dịch: ‘‘Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc’. Sau khi cơn mưa rào đã tạnh, dưới ánh tà huy vàng nhạt, đôi chim hoàng oanh, con trống con mái đứng kề nhau bên tổ (cách sào), đó cũng là một nét vẽ tạo vật, vẽ chim, vẽ thiên nhiên rất hữu tình.

Nói đến ‘cái động’ trong thơ Đường, không thể không nhắc đến câu tả cá này – bạch ngư – cá trắng: ‘Phiên tảo bạch ngư khiêu’. Tung rong cá trắng nhảy. ‘Phiên’ là động từ, đặt ở vị trí đầu câu thơ cuối bài, góp phần đặc sắc tả cái thần của cảnh vật, làm «tôn ‘cái động’ của dòng suối, của cá, dòng sông sau cơn mưa rào. Mỗi lần đọc đến câu thơ này của Đỗ Phủ, tôi cứ miên man nghĩ đến những câu thơ tả cá trong thơ văn Việt Nam. Tả cá sông Đà, thi sĩ Tản Đà có câu: ‘Sóng gợn sông Đà con cá nhảy’. Chắc là con cá Anh Vũ, một loài cá quý hiếm, đặc sản sông nước quê ta? Cũng tả cá Đà giang, nhà văn Nguyễn Tuân viết: ‘Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến…’ (Người lái đò sông Đà). Nói rằng đó là những câu thơ, câuvăn mang ‘hồn Đường’ cũng không phải là thiếu căn cứ?

Bài thơ của Đỗ Phủ làm người đọc liên tưởng đến bài thơ tả cảnh mưa rào trên Tây Hồ của Tô Thức đời Tống. Nguyên tác là thất ngôn tứ tuyệt. Đây là bản dịch của Nam Trân:

‘Mây đen trút mực chưa nhòa núi,

Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.

Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,

Dưới cẩu nước gợn sống thanh thiên’

Hai câu đầu tả cơn mưa rào ập đến nhanh và dữ dội. Hai câu sau tả cảnh cơn mưa. Mưa tạnh rất nhanh. Một mái lầu hiện lên tuyệt đẹp trên mặt hồ gợn sóng, dưới bầu trời xanh. Một cái nhìn khoáng đạt, mênh mông. Tứ thơ vân động biến hóa. Cảnh tả từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Cũng có mây, mưa, gió, cũng có núi, có thuyền, có bầu trời, con sóng trên mặt hồ và mái lầu. Câu thơ thứ tư tả cảnh trung tâm của bài thơ. Cảm hứng của bài thơ càng về cuối càng vui, chứa chan bao hi vọng.

Xem thêm:  Tập hợp stt mệt mỏi trong công việc với tâm trạng chán chường

Còn bài thơ của Đỗ Phủ viết bằng thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Cũng nói về cảnh mưa rào một buổi chiều muộn. Mỗi câu thơ là một bức tiểu họa. Cảnh đẹp thấm đẫm một nỗi buồn man mác. Thi sĩ như đang trầm ngâm ngắm cảnh chiều tà sau cơn mưa rào ở Thành Đô trên con sông Tương. Còn bài thơ của Tô Thức tả cảnh mưa rào ở Tây Hồ, vào buổi sáng hoặc buổi trưa (?). Vậy là, cả hai bài thơ tuy đều tả cảnh thiên nhiên, cảnh mưa rào, đều là những bài thơ tuyệt tác, nhưng thể thơ, tính thời gian, tính không gian, đối tượng miêu tả cụ thể, cảm hứng của thi sĩ đều không giống nhau, cả hai bài thơ đều cho thấy rõ cá tính sáng tạo thi ca của Đỗ Phủ và Tô Thức, hai nhà thơ lỗi lạc, sống trong hai thời đại khác nhau.

Tóm lại, bài thơ ‘Tuyệt cú’ trên đây của Đỗ Phủ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tinh tế, giàu hình tượng. Cảnh vật chiều tà sau cơn mưa rào trên dòng Tương giang cách xa trên 13 thế kỉ thấm một nỗi buồn của khách li hương. Thơ viết về thiên nhiên của Đỗ Phủ bao giờ cũng hàm súc, hữu tình. Tâm hồn ông lúc vui cũng như lúc’ buồn đều chan hòa và thấm sâu vào cảnh vật, làm cho cảnh sắc thiên nhiên trở nên hữu tình đáng yêu.

Theo Baivanhay.com

Check Also

tyad thumb mllh 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *