Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Bài giảng Người Lái Đò Sông Đà phần tác phẩm

Bài giảng Người Lái Đò Sông Đà phần tác phẩm

Bài giảng Người Lái Đò Sông Đà

ĐỀ BÀI: Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”.Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

Dàn Ý Chi Tiết

I – MỞ BÀI:

– “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử” – huyền sử của một người ưu lối chơi “độc tấu”.

– “Người lái đò sông Đà” được coi là một trong những tácphẩm thành công xuất sắc nhất trong “Tùy bút sông Đà”. Với khát khaotruy tìm “chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc” – “thứ vàngmười đã được thử lửa” (Đi mở đường), Nguyễn Tuân đã viết lên bài ca cuộcsống của con người và thiên nhiên Tây Bắc với nhiều nét độc sáng mới lạ.

II – THÂN BÀI: dựa vào Bài giảng Người Lái Đò Sông Đà

1. Giải thích ý kiến:

Người nghệ sĩ tài hoa là những người córung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui buồn của đời sống và có khả năng thểhiện những rung động ấy bằng những phương tiện nghệ thuật đặc thù. Ở ý kiếntrên, người nghệ sĩ tài hoa được hiểu là người đạt tới trình độ điêu luyệntrong nghề nghiệp và có đời sống tâm hồn đậm chất nghệ sĩ.

Xem thêm:  Phân tích tình huống độc đáo của truyện Vợ nhặt

Người lao động bình thường là người laođộng thầm lặng, vô danh, không tên tuổi giống như bao người lao động khác trongcông cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

=>Khẳngđịnh 2 ý kiến trên bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện chân dung, tính cách ngườilái đò sông Đà.

2. Đọc tùy bút “NLĐSĐ”, người đọc dễdàng nhận thấy hai tính cách, hai nét đẹp vốn có nổi bật trên trang sách của NTkhi viết về hình ảnh ông lái đò trên cái nền của sông Đà hung tợn – trữ tình.

* Ông lái đò – một nghệ sĩ tài hoa

– Ông láiđò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm, gian nguy.

– Ông nắmchắc binh pháp của thần sông thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện, cao cường.

– Cuộcbăng ghềnh vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một“tay lái ra hoa”:

+ Vòng vâythứ nhất, sông Đà bày ra nhiều cạm bẫy. Ông lái đò bị sóng thác đánh miếng đònđộc hiểm. Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, ông đã tỉnh táo chỉ huy sáu bơi chèo,chiến thắng trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm.

+ Vòng vâythứ hai, sông Đà thay đổi chiến thuật. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp củathần sông, thần đá, xác định đúng cửa sinh và chiến thắng thằng đá tướng đứngchiến ở cửa giữa.

+ Vòng vây thứ ba, sông Đà tiếp tục thay đổi chiến thuật, bên phải bên trái đều là cửa tử. Ông lái đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác.

Xem thêm:  Mở bài truyện ngắn Chí Phèo hay nhất

* Ông cũng là một người lao độngbình thường:

– Ông láiđò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề sông nước như bao người lái đòkhác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo.

– Đời sốngtâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn nhớ vềnương ruộng, bản mường.

* Nghệ thuật thể hiện:

– Ngôn ngữphong phú, sáng tạo, tài hoa; kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, nghệthuật khắc họa nhân vật độc đáo, sáng tạo.

– Bút pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị; vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.

3. Đánh giá chung:

– Qua cảmnhận hình tượng ông lái đò, có thể thấy, ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa trênsông nước; đồng thời, cũng là một người lao động giản dị bình thường.

– Hai ýkiến không đối lập mà bổ sung cho nhau đem đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diệnvề nhân vật.

III – KẾT BÀI:

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận

– Nhấn mạnh giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm

Tham gia Khóa Học Miễn Phí của Baitapsachgiaokhoa

Theo Dethihay.com

Check Also

nu sinh dep mo95757972 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *