Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Mở bài kết bài Tỏ Lòng hay nhất

Mở bài kết bài Tỏ Lòng hay nhất

Mong rằng một số mở bài kết bài Tỏ lòng này sẽ giúp các bạn giải quyết được những khó khăn trong quá trình làm những dạng đề liên quan đến tác phẩm này.

Mở bài Kết Bài tỏ lòng

Top 4 mở bài tỏ lòng

Mở bài bài thơ tỏ lòng

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng nổi tiếng đời Trần với tài văn võ song toàn, lại mang một ý chí chiến đấu vì dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông còn sáng tác nhiều bài thơ thể hiện chí nam nhi và lòng yêu nước. Tiếc rằng các tác phẩm của ông đã thất lạc gần hết, chỉ còn lại hai bài thơ là “Thuật hoài” (Tỏ nỗi lòng) và “Vãn Hưng Đạo Đại Vương” (Khóc viếng Hưng Đạo Đại Vương). Trong đó bài “Thuật hoài” là áng thơ thể hiện hùng tâm tráng chí của một bậc đại trượng phu.

Mở bài gián tiếp tỏ lòng

Nhắc đến danh thần Phạm Ngũ Lão, nhà sử học Ngô Sĩ Liên từng viết cho rằng: Nếu như học vấn của Hưng Đạo Vương thể hiện qua bài hịch thì học vấn của Phạm Ngũ Lão lại biểu hiện ở lời thơ. ‘Lời thơ’ ở đây mà Ngô Sĩ Liên nhắc đến chính là bài “Thuật hoài” (Tỏ lòng). Quả thật, khúc tráng ca hào hùng ấy không chỉ nói lên sự uyên thâm trong học vấn mà còn phải được viết ra từ một người con mang nặng nỗi lòng dân tộc, tình yêu nước thương dân và khát vọng được cống hiến với sự nghiệp của đất nước.

Xem thêm:  Chứng minh ý kiến "Nhiều vần thơ xúc động đã dành để ca ngợi người phụ nữ" về thơ ca từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975

Mở bài nâng cao Tỏ Lòng

Thời nhà Trần với bao chiến công lẫy lừng đã trở thành cảm hứng sác tác chung của các vị danh thần, tướng sĩ lúc bấy giờ, điều đó được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu,… Và sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc tới “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng và mang nặng nỗi niềm yêu nước thương dân của tác giả.

Mở bài tỏ lòng hay

Nếu ví lịch sử nước ta là một thanh gươm, thì thanh gươm ấy phải tô đậm màu máu. Quả thật, đất nước ta đã trải qua 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao gian truân trắc trở nhưng rất đỗi anh hùng. Tiêu biểu trong số đó không thể không nhắc tới ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào lịch sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử. Hòa chung vào không khí chiến thắng ấy, Phạm Ngũ Lão đã sáng tác khúc tráng ca hào hung mang tên “Tỏ lòng”. Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm tâm sự, nỗi niềm của mình – một tâm hồn yêu nước, tinh thần quyết thắng trước mọi thế lực xâm lăng

Top 3 kết bài Tỏ lòng

Kết bài trực tiếp tỏ lòng

Quả thật, thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Phạm Ngũ Lão qua bài thơ “Tỏ lòng” đã cho ta thấy rõ điều đó. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng không hề gãy ý, ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao. Tất cả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, hòa chung với khí thế hào hùng của dân tộc.

Xem thêm:  Tóm tắt tác phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng

Kết bài gián tiếp tỏ lòng

“Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý tinh túy, không có nhiều) – quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật xưa nay đã được minh chứng rõ nét trong thơ của Phạm Ngũ Lão nói chung và đặc biệt là “Tỏ lòng”. Bài thơ Đường luật tuy ngắn gọn hàm súc những dường như ý tứ đã vượt ra ngoài câu chữ. Bài thơ đã đạt đến độ súc tích cao, in đậm dấu ấn trong lòng bạn đọc, khẳng định vị thế quan trọng của mình trong nền văn học dân tộc.

Kết bài hay tỏ lòng

Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại và ngòi bút của Phạm Ngũ Lão qua “Tỏ lòng đã làm được điều đó. Những tâm tư, nỗi tiềm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm qua những ngôn từ súc tích, ngắn gọn nhưng sức biểu đạt cao đã làm lay động trái tim bao bạn đọc, vấn vương trong lòng những người con yêu nước trong suốt bao nhiêu năm qua.

Theo Dethihay.com

Check Also

hoaphuong 20 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *