Home / Bài văn hay / Viết bài văn về chủ đề “Đừng làm tổn thương trái tim em bé”

Viết bài văn về chủ đề “Đừng làm tổn thương trái tim em bé”

Đề bài:  Anh/chị hãy đọc câu chuyện sau:

Ở một thị trấn nhỏ của nước Anh đã xảy ra một vụ cướp ngân hàng, tên cướp không cướp được tiền mà lại bị bao vây chặt bên trong. Hắn ta bắt một em bé 5 tuổi và yêu cầu cảnh sát phải chuẩn bị cho mình một khoản tiền lớn cùng một chiếc ô tô, nếu không hắn sẽ nổ súng giết con tin. Phía cảnh sát cử một chuyên gia đến đàm phán, tuy nhiên tên cướp vẫn ngoan cố không chịu đầu hàng. Khi thấy tên cướp có ý định giết con tin, phía cảnh sát đã nổ súng bắn tỉa, tên cướp kêu lên một tiếng rồi ngã lăn xuống đất. Cậu bé nhìn thấy những vết máu và nghe thấy tiếng súng nên sợ hãi khóc thất thanh. Người đàn ông nhanh chóng chạy lại ôm cậu bé vào lòng. Các hãng thông tin truyền thông vừa kịp kép đến ùn ùn, đúng lúc đó, mọi người chợt nghe tiếng người đàn ông hô to:“Tốt lắm, diễn tập đến đây là kết thúc!”

Cậu bé nghe xong liên ngừng khóc và hỏi mẹ có phải như thế không. Mẹ cậu bé kìm nén nước mắt và gật đâu. Một viên cảnh sát khác cũng đi đên bên cạnh cậu bé và an ủi: “Cháu diễn tốt lắm, cháu xứng đáng được khen thưởng”. Những ngày sau đó, giới truyền thông đều im lặng, không ai nói một lời về vụ cướp bởi họ từ hiểu răng, đó là cách tốt nhất để bảo vệ tâm hồn cậu bé!.

Nhiều năm sau, có một người đàn ông trung niên đến  tìm gặp và hỏi người đàn ông năm xưa cứu cậu bé: “Tại sao trong lúc ấy, ông lại hô lên như vậy ạ?”. Ông cười và trả lời: “Khi tiếng súng vang lên, tôi nghĩ rât có thể cậu bé sẽ bị ám ảnh cả đời vì chuyện đáng sợ như thế này. Nhưng khi tôi tới gần cậu bé hơn thì dường như Thượng đế đã gợi ý

cho tôi và thế là tôi thốt lên câu “Diễn tập kết thúc!”. Lúc này, người đàn ông trung niên bật khóc và ôm chầm lấy ông: “Con chính là đứa trẻ năm xưa đây ạ, con đã bị nói dối suốt 30 năm qua, mãi cho tới gần đây, mẹ của con mới nói rõ sự thật cho con biết. Con cảm ơn bác, cảm ơn bác đã cho con một cuộc đời lành mạnh!”.

 (Nguồn Internet)

Từ ý nghĩa câu chuyện trên anh/chị hãy viết một bài văn với chủ đề: Đừng làm tổn thương trái tim em bé.

“Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” là câu nói của Bác Hồ vĩ đại khi nói về những đứa trẻ. Qủa thật trẻ em là búp non cho nên chúng ta phải yêu thương cũng như chở che mầm non đó để cho mầm non đó được phát triển một cách hoàn thiện nhất. Qua câu chuyện trên đã mang lại thông điệp lớn lao đó chính là đừng làm tổ thương trái tim em bé thật sâu sắc biết bao. Câu truyện như đã được xây dựng đặc sắc có một tính huống truyện đầy kịch tính.

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn

Đó là câu chuyện của một tên cướp ngân hàng tên cướp này đã bắp giữ được một em bé mới có 5 tuổi để là con tin, và yêu cầu phải cho hắn một số tiền lớn không thì hắn sẽ nổ súng giết con tin. Trong nỗi lo sợ đó thì mọi người đã nhanh chóng báo cảnh sát. Một cảnh sát nhanh chóng đã khống chế được tên cướp, nhưng điều đáng nói ở đây đó là tên cướp đã nói được câu “Buổi diễn tập đến đây là kết thúc”. Câu nói đó thực sự có ý nghĩa bởi nó như đã tránh được những tổn thương trong tâm hồn đứa bé thơ dại này. Qua câu chuyện ta như thấy được rằng thông qua cách xử lý đầy tính nhân văn của viên cảnh sát cũng như của những người xung quanh để bảo vệ tâm hồn của đứa trẻ thơ.

Khi mà chính đứa bé đã lớn lên với một nhân cách lành lặn, trở thành một người sống như chứa chan với mọi người, một cách sống như thật có tình nghĩa, hiểu thấu đáo mọi chuyện. Chính câu chuyện đem đến cho chúng ta thông điệp lớn và mạnh mẽ đó chính là chúng ta không được gây nên những nỗi đau, những tổn thương cho những tâm hồn trẻ nhỏ, phải nâng niu, che chở, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho trẻ thơ, thức tỉnh mỗi người về một lối sống, một cách nghĩ nhân văn đó chính là đừng làm tổn thương trái tim em bé.

Xem thêm:  Chùm stt hay về say nắng, nhen nhóm một mối tình đẹp

dung lam ton thuong trai tim em be - Viết bài văn về chủ đề "Đừng làm tổn thương trái tim em bé"

Ta như phải hiểu được làm tổn thương là gây nên những nỗi đau cho người khác về cả thể xác cũng như là tinh thần. Ở đây dường như ta lại có thể như nhấn mạnh những nỗi đau về tinh thần của trẻ nhỏ. Qủa thật mệnh đề là một thông điệp kêu gọi mọi người hãy suy nghĩ và có những hành động phải thật là đúng đắn khi ứng xử với trẻ thơ. Mỗi chúng ta hãy nhớ rằng hãy đừng gây nên những vết thương trong tâm hồn trẻ nhỏ, hãy biết nâng niu và trân trọng, che chở mà hơn hết chính chính ta cũng phải tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ thơ hình thành và phát triển nhân cách.

Chúng ta không được làm tổn thương trái tim em bé, bởi ở lứa tuổi hồn nhiên vô tư này các em đang cần được học hỏi từ thế giới bên ngoài, và cả chính vì là tâm hồn của các em nhỏ luôn dễ bị ám ảnh ở thế giới xung quanh tác động. Nếu như các em có một tâm hồn thật lành lặn không bị những ám ảnh về những điều xấu đang hiện diện trong cuộc sống thì các em mới có được nhân cách tốt đẹp. Ngược lại nếu như chính các em mà đã phải chịu những sự tác động xấu không đáng có thì sự ám ảnh cũng như sẽ ảnh hưởng đến nhân cách các em sau này rất lớn. 

Cho nên mỗi chúng ta cũng phải biết nâng niu trân trọng bảo vệ tâm hồn trẻ thơ là thái độ và hành động nhân văn cần có trong cuộc sống. Nó là thước đo sự phát triển và đó cũng chính là sự văn minh của một cộng đồng xã hội. Nếu như chúng ta mà làm tổn thương trái tim em bé sẽ gây nên những hậu quả khôn lường bởi những đứa trẻ là mầm non của tương lai đất nước. Khi mà chính  tâm hồn bị tổn thương, những đứa trẻ sẽ bị ám ảnh suốt những năm tháng tuổi thơ. Làm cho trẻ thơ bị ám ảnh bởi những điều không tốt là tội lỗi lớn của chính những người lớn bởi trẻ thơ có quyền được chăm, nâng niu. Qủa thật khi mà chính  tâm hồn bị tổn thương, những đứa trẻ lớn lên sẽ dễ gây tổn thương cho người khác bởi đây là một quy luật tâm lý. Ta như thấy được chính tâm hồn bị tổn thương đặc biệt ngay từ khi còn nhỏ sẽ là mầm mống cho sự phát triển lệch lạc về nhân cách khi trưởng thành. Đứa trẻ lớn lên sẽ khó hoàn thiện nhân cách thậm chí lại như trở thành mối nguy hại cho xã hội của một đất nước. Điều này cũng như đã làm tổn thương trái tim em bé sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội. Bởi trẻ em là tương lai của đất nước, là mùa xuân của xã hội. 

Xem thêm:  Những stt thất vọng về bản thân khiến ai cũng phải suy ngẫm

Phê phán những thái độ, hành động ngược đãi trẻ thơ, làm tổn thương chính tâm hồn của các em. Vấn đề này dường như vẫn đang tồn tại khá phổ biến. Các em nhỏ hiện nay nhiều em cũng đã chứng kiến được những cảnh tượng bạo hành gia đình hay những lối sống không chuẩn mực đã có tác động không nhỏ đến đời sống tâm lý của chính các em. Khi mà không ai làm tổn thương trái tim em bé thì cũng đồng nghĩa với việc bao bọc và chở che. Và chính chúng ta cũng cần nên biết chở che đúng mức tránh trường hợp tạo ra tâm lý ỉ lại, dựa dẫm của các em khiến cho trẻ thơ không phát triển một cách vững vàng, tự lập được

Mỗi chúng tá nên biết trân trọng nâng niu biết ơn những gì mà người khác đã làm cho mình và như cũng để mình có một tâm hồn lành lặn trong những năm tháng tuổi thơ. Hơn nữa chúng ta cũng cần phải hiểu cũng như là phải cảm thông với những nỗi đau của những tâm hồn trẻ thơ bị tổn thương, từ đó chúng ta cũng phải bồi đắp cho mình những tình cảm nhân văn để có nhận thức đúng, thái độ đúng và có những hành động nhân văn trong cuộc sống hiện nay.

Check Also

7293 1494911290065 1020 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *